BẠN CẢM THẤY MÌNH
hAY QUÊN
và cần một Một phương pháp để gia tăng trí nhớ?

NHÀ SÁCH NAM ANH
GỬI TẶNG BẠN

Khóa Học Luyện Siêu Trí Nhớ 1000 Số Pi… Trong 10 Ngày!…

Đã nhiều người ao ước chinh phục Everest, hay Phanxipăng. Nhưng cũng có nhiều người lắc đầu lè lưỡi, “Chắc không dành cho mình.” Dù bạn thế nào, thì hôm nay bạn sẽ được biết tới một đỉnh núi thú vị. Bạn có thể “leo” nó ngay tại nhà và trải nghiệm cảm giác “Wow! Thật không thể tin nổi!” – Đó là nhớ số pi!

Xin giới thiệu với bạn : đỉnh núi Pi. Hay còn gọi với tên khoa học là 512 số sau dấu phẩy của hằng số Pi nổi tiếng. Cách “leo” rất đơn giản: hãy thuộc lòng chúng theo đúng thứ tự, hãy nhớ số pi dài ngoằng đó. 

Có thể bạn có hai câu hỏi :

1) Tôi đang nói đùa? 

Ngày xưa, một người bạn của tôi nói họ thuộc được dãy dài ngoằng này, tôi cũng nghĩ họ đùa. Nhưng tôi há hốc mồm khi thấy họ đọc lại chính xác. Và giờ đây, bản thân tôi cũng đã làm được ^^! Nên đây là chuyện nghiêm túc.

2) Nhớ số Pi… hơi vô nghĩa đó để làm gì?

Xin phép hỏi ngược lại : “Dù biết khi leo lên núi, kiểu gì cũng phải leo xuống, sao người ta vẫn cứ muốn leo? Dù biết sống mãi thì cũng phải chết, sao người ta vẫn cứ muốn sống?”

Do vậy vấn đề không phải là khi tới đích bạn được gì, mà là những gì bạn đạt được trong hành trình đó. Với tôi, thì việc nhớ số pi với dãy 512 số trên, là một trải nghiệm thật tuyệt vời, khó mà diễn tả thành lời. Bên cạnh việc giúp cho bộ não thêm “khỏe”, nó còn giúp tôi thêm tin: “Mọi thứ đều có thể, vấn đề là phương pháp.” 

Từ hồi nhớ số pi với dãy 512 số trên, tôi thấy tốc độ ghi nhớ nói chung (không chỉ là với số), khả năng sáng tạo và xử lý vấn đề cũng tăng lên đáng sợ. Gần đây nhất, chỉ với tổng thời gian 29 giờ, tôi sáng tác 100 câu chuyện ngắn cho sách Numagician – Đánh thức họa sĩ sáng tạo trong bạn (vượt xa dự tính ban đầu là 1 tháng). Chưa kể, tác dụng phụ là tôi đã bắt đầu tính nhẩm được các phép toán bình phương (nhờ nhớ được từng bước tính trong đầu).

Thông tin thêm: Số Pi là một trong những số rất diệu kỳ, nghe nói kiểu gì bạn cũng sẽ tìm được ngày sinh của mình trong dãy dài vô tận đó đấy, …

Nếu bạn muốn chinh phục đỉnh núi này, bạn muốn nhớ số pi và trải nghiệm một con người khác bên trong bạn, một con người với tiềm năng vô hạn, một con người không ngại khó trước bất cứ thách thức nào. Hãy đơn giản là lựa chọn một trong ba con đường dưới đây để đi nhé. Đây cũng là ba cách giúp bạn ghi nhớ bất cứ dãy số nào, dù dài tới mấy!

T12 - TV

Tạm gác việc nhớ số Pi lại. Giả sử bạn cần nhớ  dãy số 1925 và thông tin trên, bạn sẽ làm thế nào? Cách thông thường là đọc đi đọc lại cho tới khi bạn cảm thấy thuộc. Nhưng bạn biết đấy, sự thật là cái “cảm giác thuộc” đó rất ảo. Lúc vào phòng thi thì bạn mới biết là mình có thật sự thuộc hay không.

Điều này được giải thích là do bộ não chỉ thực sự nhớ những thứ gắn liền với cảm xúc, đó cũng là lý do bạn rất dễ nhớ lại một kỷ niệm vui, buồn, sướng, khổ nào đó…. còn bài học thì, “Bài nào ý nhỉ?” Và dưới đây là ba cách giúp bạn khắc phục tình trạng đó. Bạn nên thử cả ba và lựa chọn cách phù hợp nhất để luyện tập nhớ số pi.

Cách 1 nhớ số Pi : A…C…C…G…

Hãy hình dung câu chuyện sau trong đầu, “Trên một cái cột điện, có chín con nhím đang xem TV, chúng rất sốc khi nghe tin có hai con nai đã mất tích được năm ngày!”

Bạn giải mã được câu chuyện trên chứ? Nếu để ý bạn sẽ thấy TV đã được liên kết với “1 cái cột + 9 con nhím + 2 con nai + 5 ngày.” Việc nhớ câu chuyện này với bộ não sẽ thú vị hơn nhiều là việc nhớ thông tin khô khan ban đầu.

ACCG là viết tắt của Ai? Cái gì? Con gì? Gắn kết chuyện.

Đơn giản là nhìn vào con số, liên tưởng nó tới một ai đó, một cái gì đó, một con gì đó và gắn tất cả thành một câu chuyện. Chuyện càng lạ kỳ, bạn càng nhớ lâu.

Ví dụ, ngày sinh của tôi là 15/08/1989. Thay vì lẩm bẩm để nhớ, hãy hình dung: “1 khách sạn 5 sao có bể bơi, nhưng không (0) ai tắm (8) vì đang có 1 con gà 9 cựa tắm (8) với 9 con ngựa ở đó.”

Mẹo nhỏ : Nếu bạn bí không biết chọn ai, cái gì, con gì thì hãy sử dụng sức mạnh vần điệu của tiếng Việt, như bạn thấy tôi đã áp dụng cho 1925: 1 – cột; 2 – nai; 9 – nhím….

Bây giờ, hãy thử nhớ số Pi, với 8 số đầu tiên sau dấu phẩy của hằng số Pi nhé!
1 4 1 5 9 2 6 5
Thế nào? Có khó lắm không? Bạn có thể so sánh với câu chuyện của tôi: Lấy 1 lọ bột rắc lên 4 con tôm 1 mắt khiến nó biến thành 5 con tằm 9 râu, đặt chúng vào 2 cái chai, khiến 6 cháu bé thấy lạ, ngắm nó trong 5 ngày liền!”
Cách 2 nhớ số Pi: Đuổi từ bắt số
Đố bạn T…D…N…S… là viết tắt của cái gì?
Tôi nghĩ tới “Thể Dục Ngoài Sân.” Sau đó bạn chỉ cần liên kết việc tập thể dục ngoài sân với việc phát minh ra TV, là sẽ nhớ được năm 1925 phát minh ra TV. 
Tại sao ư? Hãy nhìn bảng biến hóa số-chữ dưới đây:
T12 - He so chu
Bản chất của cách nhớ này là bạn quy ước mỗi con số tương ứng với một phụ âm nào đó, chuyển chúng thành chữ có nghĩa, và gắn kết thành chuyện. Hoặc nếu được thì biến cả dãy thành một câu có nghĩa.
Ví dụ, 15/08/1989 tôi chọn ts, ck, tq, xd. Sau một hồi vắt óc, tôi nghĩ ra TSCK là Tiến Sĩ Cầm Kính. Còn TqXd tôi chưa nghĩ ra câu trọn vẹn, đành dùng Tam Quốc và Xây Dựng. Câu chuyện có thể là “Một Tiến Sĩ Cầm Kiếm, về thời Tam Quốc học nghề Xây Dựng”
Lưu ý : Hệ số-chữ này khá nổi tiếng trên thế giới, nhưng cách tôi quy ước hơi khác. Nguyên nhân là hệ số-chữ trong các sách về trí nhớ là dùng cho tiếng Anh. Còn ở đây, tôi đã quy ước lại dựa vào thống kê tần suất các chữ cái xuất hiện nhiều trong tiếng Việt. Hơn nữa, tôi dựa trên hình dạng của số nên cũng dễ nhớ.
Bạn hãy thử dùng nó để nhớ số Pi với 8 số tiếp theo nhé :
3 5 8 9 7 9 3 2
Đây là ý tưởng của tôi : m s x q L gi m n — Mình Sẽ Xa Quê Làm Giàu Mọi Nơi!
Cách 3 nhớ số Pi: Con số ảo thuật
Đây là cách tôi thích nhất. Và cũng là cách tôi lựa chọn để chinh phục đỉnh núi Pi. Tuy nó mất thời gian chuẩn bị ban đầu, nhưng kết quả vô cùng khác biệt, kèm theo nhiều lợi lạc khác mà bạn không ngờ đâu.
T12 - 1925 cho rong
Bạn có thấy số 19 và 25 bên trên đã được biến hóa thành con chó và con rồng không? Giờ chỉ việc hình dung ra câu chuyện: “Siêu nhân chó (19) chiến tranh với rồng (25) để lấy vé đi xem triển lãm chiếc TV đầu tiên.”
T12 - chuot 92
Hoặc bạn có thể tách 1925 ra là 1+92+5 và hình dung: “Vào ngày triển lãm giới thiệu chiếc TV đầu tiên, người ta chiếu cảnh 1 con chuột (92) đang ca hát sung sướng với 5 chiếc micro.” Cách này tôi dùng để tránh bị lặp số 19 cho một loạt năm 1945, 1975, 1969…
T12 - 38462643
Khi bạn đã có các hình ảnh trên, thì việc nhớ 8 con số tiếp theo của dãy số pi “38 46 26 43” đơn giản là tạo ra câu chuyện thú vị gắn kết 4 hình ảnh tương ứng với chúng là xong. Ví dụ, “Một chiếc nhẫn (38) bắn đạn pháo (46) vào ốc sên (26) đang lướt sóng (43)!”
Với cách này, sự chuẩn bị công phu là bạn phải dày công biến hoá các con số từ 1—100 thành hình ảnh thú vị. Nhưng bạn đừng lo, vì suốt 5 năm qua tôi đã làm việc đó hộ bạn rồi. Và gần đây, sau khi chinh phục xong đỉnh Pi ở độ cao 1000 (nhớ chính xác tới cả thứ tự bất kỳ), tôi có tạo ra một khoá học giúp bạn ghi nhớ 1000 số Pi cực dễ dàng kèm với quà tặng khi bạn hoàn tất.
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Điều thú vị là nhiều bạn đã áp dụng thành công, và chinh phục được đỉnh pi 1000 còn tốt hơn cả tôi nữa! Bạn hãy làm theo hướng dẫn bên dưới để mở hòm kho báu này nhé!

Để thiết kế ra chương trình này, nhà sách Nam Anh đã phải dành nhiều năm tạo ra bộ 100 số-hình Numagician rất độc đáo, chưa kể nhiều ngày quay và biên tập bộ 10 clip câu truyện có sẵn như vậy, giúp bạn nhớ 1000 số Pi cực nhanh, khiến mọi người tròn mắt.

Do đó, xét về mặt giá trị, tôi có thể bán nó với giá ít nhất là 1.000.000đ, và thường nhà sách Nam Anh chỉ dành cho các độc giả sách Numagician. Song vì một thế hệ người Việt có trí nhớ siêu phàm, nhà sách Nam Anh sẵn sàng để lại cho bạn với “giá người nhà”, là… miễn phí.

secure logo
Thông tin được bảo mật, và bạn có thể dừng nhận mail bất cứ lúc nào bạn muốn.


Nói chung, học hành, làm việc, ra quyết định… dù làm gì bạn cũng phải dùng tới não. Thượng đế ban cho bạn, cho tôi, cho mỗi người bộ não thiên tài, chỉ tiếc là ngài quên gửi hướng dẫn sử dụng mà thôi.

Nhà sách Nam Anh

chờ tin vui từ Bạn!

Tìm hiểu về các khoá họcsách trí nhớ tại Nhà sách Nam Anh:

Tiki: https://tiki.vn/cua-hang/nha-sach-nam-anh

Web: https://nhasachnamanh.com

Fanpage: https://www.facebook.com/namanhbooks/

Liên hệ để được tư vấn:

Hotline: +84 97 161 40 66

Inbox: https://nhasachnamanh.com/inbox